Lễ hội

Hội Dương Xá

Thời gian: 5 - 6/1 âm lịch. Địa điểm: Xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Đối tượng suy tôn: Trần Nhật Hiệu tướng quân. Đặc điểm: Hát chầu văn, thi lễ vật "cỗ cá".

Hội Hậu Trung, Hậu Thượng

Thời gian: 25/3 âm lịch. Địa điểm: Xã Bạch Đằng, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Đối tượng suy tôn: Lý Bí và Hoàng Hậu. Đặc điểm: Lễ rước và tế lễ, đấu vật.

Hội La Vân

Thời gian: 20/3 âm lịch. Địa điểm: Xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Đối tượng suy tôn: Bà chúa bèo dâu, quốc sư Nguyễn Minh Không và thành hoàng làng. Đặc điểm: Rước nước, rước Thành hoàng, rước Thánh, trình diễn nghề cấy bèo dâu truyền thống,…

Hội làng An Cố

Thời gian: 15/11 âm lịch. Địa điểm: Xã Thụy An, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Đối tượng suy tôn: Thành hoàng làng Nam Hải đại vương Phạm Hải, có công khuyến khích dân sản xuất, bảo vệ mùa màng, trừ thiên tai dịch bệnh. Đặc điểm: Lễ rước thành…

Hội làng Giàng

Thời gian: 4/1 âm lịch. Địa điểm: Xã Đông Tân, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Đối tượng suy tôn: Công chúa Quý Minh (con vua Trần Duệ Tông). Đặc điểm: Múa giáo cờ, giáo quạt (do Bà dạy).

Hội làng Hới

Thời gian: 6/1 âm lịch.  Địa điểm: Làng Hải Triều (tên nôm là làng Hới), xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.  Đối tượng suy tôn: Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ (đền quan Trạng), ông tổ nghề dệt chiếu.  Đặc điểm: Rước kiệu "Trạng chiếu", thi chiếu đẹp…

Hội làng La Vân

Hội làng La Vân

Làng La Vân xưa còn có tên là làng La Miên, thuộc tổng Quỳnh Ngọc, gồm hai thôn: Đồn Xá và thôn Thượng. Năm Thiệu trị Nguyên niên (1841) vì kiêng tên húy vua Hiến Tổ nhà Nguyễn, làng đổi tên là La Vân.

Hội làng Lộng Khê

Thời gian: 21/3 âm lịch. Địa điểm: Xã An Khê, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Đối tượng suy tôn: Quốc sư Dương Không Lộ, Thái úy Lý Thường Kiệt. Đặc điểm: Rước nước, rước tượng, múa bát dật do 32 cô gái đồng trinh biểu diễn,  múa tứ linh,…

Hội làng Phụng Công

Thời gian: 15/3 âm lịch. Địa điểm: Xã Quỳnh Hội, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Đối tượng suy tôn: Bùi Đa và Hoàng Soi, hai thủ lĩnh nghĩa quân nông dân thế kỷ 18. Đặc điểm: Tế thành hoàng, trò chơi kéo chữ diễn lại cuộc luyện binh của…

Hội làng Tô Xuyên

Thời gian: 6/1 âm lịch. Địa điểm: Xã An Mỹ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Đối tượng suy tôn: Hùng nghĩa hầu (phò mã nhà Trần). Đặc điểm: Vui chơi đầu xuân, bán bánh oản hình mặt trời, mặt trăng. Chơi trò bắt rắn, đuổi hổ.

Hội Lơ

Thời gian: 3/1 âm lịch. Địa điểm: Làng Cọi (Cối Khê, Hội Khê), xã Vũ Hội, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Đối tượng suy tôn: An Dương Vương.   Đặc điểm: Tung kén, giáp sát, khuyên trò, chúc Thánh.

Hội Long Vân

Hội Long Vân

Hội Long Vân hàm nghĩa rồng mây gặp hội, ý chỉ sự gặp gỡ may mắn, sự thỏa nguyện những ước vọng lớn lao.

Hội Miếu Ba Thôn

Thời gian: 12/7 âm lịch. Địa điểm: Xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Đối tượng suy tôn: Nguyễn Cang. Đặc điểm: Rước nước ngoài biển.

Hội Quang Lang

Thời gian: 14/4 và 14/6 âm lịch. Chính hội 14/4 âm lịch. Địa điểm: Làng Quang Lang, xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Đối tượng suy tôn: Ông Đùng - Bà Đà, Bà Chúa Muối (Nguyệt Ánh) đệ tam cung phi vua Trần Anh Tông. Đặc điểm:…

Hội miếu Hai Thôn

Thời gian: 9/3 âm lịch. Địa điểm: Xã Xuân Hòa, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Đối tượng suy tôn: Vua Lý Bí và hoàng hậu Đỗ Thị Khương, dạy dân cấy lúa. Đặc điểm: Rước, tế, dâng hương, hát giao duyên nam nữ.

Hội Phú Hiếu

Thời gian: 14/6 âm lịch. Địa điểm: Xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Đối tượng suy tôn: Thần bản thổ. Đặc điểm: Lễ rước nước tế thần, múa rồng, hát chèo.

Hội Sáo Đền

Hội Sáo Đền

Về Thái Bình người ta thường chỉ biết đến hội chùa Keo, ít ai biết được trên đường đi hội chùa Keo còn có một lễ hội khá độc đáo còn tồn tại đến ngày nay- đó là hội Sáo Đền.

Hội Tử Các

Thời gian: 10/9 âm lịch. Địa điểm: Xã Thái Hoà, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Đối tượng suy tôn: Lý Nam Đế - vua nước Vạn Xuân (nhà Tiền Lý). Đặc điểm: Kỷ niệm ngày chiến thắng giặc Lương, lập nước Vạn Xuân, rước và cúng tế lợn, đánh…

Hội Vũ Lăng

Thời gian: 10/8 âm lịch. Địa điểm: Xã Vũ Lăng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Đối tượng suy tôn: Bốn vị thành hoàng. Đặc điểm: Rước bốn vị Thành hoàng, chọi trâu: cho uống rượu, che mắt, sau đó đưa trâu vào sới chọi (sới chọi là lòng ao…

Lễ hội bơi trải trên sông Diêm

Lễ hội bơi trải trên sông Diêm

Sáng ngày 25/2/2010 (ngày 12 tháng Giêng âm lịch), tại Thị trấn Diêm Điền (Thái Thụy) đã tưng bừng tổ chức lễ hội bơi trải truyền thống trên dòng sông Diêm lịch sử- quê hương người tiền bối cách mạng Nguyễn Đức Cảnh. Theo lời các bậc cao niên nơi…