Văn hóa

Ðạo Phật

Đạo Phật  từ Ấn Độ được truyền sang Việt Nam vào buổi đầu Công nguyên do các thương gia và tăng sĩ Ấn Độ đến Việt Nam bằng đường biển.
Trong thời gian lưu lại Giao Châu (Việt Nam), các thương gia Ấn độ có các tăng sĩ đi theo, đã đốt trầm, đọc kinh, thờ Phật. Lúc đầu các nhà sư Ấn Độ giản kinh và làm các nghi lễ cho thương gia Ấn, sau đó họ truyền bá cho nhân dân Giao Châu con đường giải thoát, theo đạo Phật. Trị sở của quận Giao Chỉ lúc đó là Luy Lâu (còn gọi là Dâu, nay ở Thuận Thành, Hà Bắc) đã sớm trở lại một trung tâm đạo Phật đầu tiên ở nước ta vào cuối thế kỷ thứ 2.

Khi vua Tuỳ Văn Đế (603-617) đời nhà Tuỳ ngỏ ý muốn cho người sang Giao Châu, làm chùa để thờ Phật thì lúc đó nhà sư Đam Thiên đã nói với vua Tuỳ: " Giao Châu có đường thăng thông với Thiên trúc. Khi Phật pháp mới tới Giang Đông (đất Ngô) chưa đầy đủ gì thì ở Luy Lâu của Giao Châu đã có tới 20 ngôi bảo sát (chùa), độ được 500 vị tăng và dịch được 15 cuốn kinh Phật rồi. Thế là đạo Phật truyền đến Giao Châu trước khi đến Giang Đông." Mẫu đối thoại này được quốc sư Thông Biện thuật lại cho Thái hậu Ỷ Lan nghe tại cuộc họp các sư tại chùa Trấn Quốc vào năm 1096.

Khi đạo Phật truyền đến Giao Châu thì tín ngường của dân bản địa là đa thần giáo, thân linh ở mọi chỗ: thần Sấm, thần Sét, Mưa, Núi, Sông, thần Cây Đa, thần ông Táo,... người chết còn linh hồn tại cùng người sống và che chở cho họ. Khổng giáo và Lão giáo chưa xâm nhập vào Giao Châu mạnh mẽ; và sau này khi được phổ biến rộng rãi thì người Giao Châu coi đó là phương tiện của kẻ đi áp bức và đô hộ nên đã không được tiếp nhận bởi đông đảo quần chúng. Đạo phật truyền vào trên mảnh đát Giao Châu không có sử cản trở của Khổng Giáo và Lão giáo, lại dung hợp với tín ngưỡng bản địa nên đã được tiếp thu dễ dang như " nước thấm vào lòng đất" . Thuyết nhân quả, nghiệp báo phù hợp với quan niêm Ông Trời trừng phạt kẻ ác, cứu giúp người hiền lành. Thuyết luân hồi phù hợp với quan niệm về linh hồn tồn tại sau khi xác chết đã tan biến.....

Trong quá trình Phật giáo du nhập vào nước ta ở giai đoạn sau, đã có sự thâm nhập và tiếp thu ảnh hưởng lẫn nhau giữa đạo Phật và đạo Mẫu. Thoát thai từ tín ngưỡng thờ thần, chịu ảnh hưởng sâu sắc ủa đại giáo Trung Hoa, đạo mẫu với thần chủ là Liễu Hạnh đồng thời là một vị Tiên tiêu biểu của Việt Nam, có thể là dạng phóng đại của mô thức gia đình và thờ cúng tổ tiên. Người dân Việt lễ Phật để tu thân tích đức cho đời sau đượcc lên cõi Niết Bàn cực lạc, thờ Mẫu để mong được mẹ phù hộ độ trì mang lại cho sức khoẻ, tài lộc, may mắn cho đời sống thường ngày. Không chỉ có sự kết hợp một chiều mà là cả hai chiều, giữa đạo Phật và đạo Mẫu, chùa ở Việt Nam có dạng thờ " tiền Phật, hậu Mẫu" .

Người dân đi chùa vừa lễ Phật vừa cúng Mẫu, nhưng có nơi phủ thờ Mẫu cũng thờ Phật Bà Quan Âm. Truyền thuyết về Liễu Hạnh khi đang trong thế nguy kịch ở Sòng Sơn được Phật Thích Ca cứu độ, từ đó Mẫu Liễu Hạnh đã quy y chuyển hoá từ bi theo gương Phật là một biểu hiện của sự kết hợp giữa đạo Phật và đạo Mẫu ở Việt Nam.
Hiện nay, số người theo đạo Phật và chịu ảnh hưởng của đạo Phật khoảng trên 70% số dân cả nước.

Ý kiến của bạn

Tiêu đề *
Email *
Nội dung
Mã bảo vệ *