Văn hóa

Phật giáo Hòa Hảo

Phật giáo Hòa Hảo, hay còn gọi là đạo Hòa Hảo, là một tông phái Phật giáo do Huỳnh Phú Sổ khai lập năm 1939, lấy pháp môn Tịnh Độ tông làm căn bản và chủ trương tu hành tại gia.

Theo thống kê năm 2009 có khoảng 1.433.252 tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo khiến tôn giáo này trở thành tôn giáo có số tín đồ đông thứ ba tại Việt Nam. tín đồ Phật giáo Hòa Hảo tập trung chủ yếu ở miền Tây Nam Bộ. Đặc biệt là An Giang với 936.974 tín đồ Phật Giáo Hòa Hỏa là tỉnh có số tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đông nhất cả nước chiếm 44% dân số toàn tỉnh và chiếm 65% tín đồ Phật giáo Hòa Hảo trong cả nước . tiếp đến là Cần Thơ (227.117 tín đồ) và Đồng Tháp (196.143 tín đồ) . Hiện nay, trong thư viện của hơn 30 quốc gia trên thế giới vẫn còn giữ những tài liệu sách báo về đạo này.

Ra đời

Đạo Hòa Hảo ra đời tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc (nay thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) vào năm 1939 do Huỳnh Phú Sổ sáng lập.

Huỳnh Phú Sổ, sinh ngày 15 tháng 11 năm 1920 (tức 25/11 Kỷ Mùi), là con của Huỳnh Công Bộ. Thuở nhỏ, ông được cha cho học hết bậc sơ Pháp-Việt tại một trường ở huyện. Ông có tiếng thông minh, có năng khiếu thơ văn, nhưng vì luôn đau ốm nên không thể tiếp tục học lên bậc cao hơn. Sau đó, ông đi lên núi Cấm tìm thầy chữa bệnh và tại đây ông đã tu theo phái Bửu Sơn Kỳ Hương do Phật thầy Đoàn Minh Huyên (1807-1856) sáng lập.

Huỳnh Phú Sổ tự nhận mình là bậc "sinh như tri", biết được quá khứ nhìn thấu tương lai, được thọ mệnh cùng với Phật A-di-đà và Phật Thích-ca Mâu-ni, xuống hạ giới có nhiệm vụ truyền bá cho dân chúng tư tưởng Bửu Sơn Kỳ Hương để "Chấn hưng Phật giáo, cứu độ chúng sinh khỏi sông mê, biển khổ và đưa tới chốn Tây phương cực lạc". Ông chữa bệnh cho người dân bằng các bài thuốc đã học trong lúc đi chữa bệnh, đồng thời qua đó ông truyền dạy giáo lý bằng những bài sám giảng (còn gọi là sấm giảng) do ông soạn thảo. Vì vậy chỉ trong vòng 2 năm từ 1937 đến 1939 số người tin theo ông đã khá đông và ông trở nên nổi tiếng khắp vùng.

Ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão (tức 4 tháng 7 năm 1939), Huỳnh Phú sổ bắt đầu khai đạo, khi ông chưa tròn 20 tuổi. Nơi tổ chức lễ khai đạo chính là gia đình ông. Ông đã lấy tên ngôi làng Hòa Hảo nơi mình sinh ra để đặt tên cho tôn giáo mới của mình: đạo Hòa Hảo hay Phật giáo Hòa Hảo. Sau đó, ông được các tín đồ suy tôn làm giáo chủ mối đạo, và gọi ông bằng cái tên tôn kính là Huỳnh Giáo Chủ.

Kể từ đó, ông lần lượt làm nhiều bài thơ ca, sau được tập hợp lại thành quyển Sấm giảng thi văn giáo lý, có phần gần gũi với tư tưởng thần bí và tín ngưỡng dân gian ở Nam Bộ lúc bấy giờ.

Thời kỳ Nhật xâm chiếm

Sang năm 1941, đạo Hòa Hảo tiếp tục gia tăng số lượng tín đồ của mình một cách nhanh chóng. Khi Nhật vào Đông Dương, Pháp lo ngại Nhật tranh thủ giáo phái Hòa Hảo nên đã câu thúc Huỳnh Phú Sổ ở Châu Đốc, Bạc Liêu, Cần Thơ. Năm 1942, Nhật vận động được giáo chủ Hòa Hảo về Sài Gòn. Tại đây ông đã vận động được nhiều nhân vật hoạt động chính trị thân Nhật vào đạo Hòa Hảo để gây thanh thế, đồng thời thời gian này nhiều thanh niên theo đạo Hòa Hảo cũng tham gia các tổ chức của Nhật.
 
Năm 1946, Huỳnh Phú Sổ cùng với những người lãnh đạo Hòa Hảo thành lập tổ chức Việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng gọi tắt là "Đảng Dân xã" vào Tháng Chín năm 1946 bao gồm lực lượng nòng cốt trong Hòa Hảo và tổ chức Việt Nam Quốc gia Độc lập Đảng. Đảng Dân xã có điều lệ và chương trình hành động, cơ cấu tổ chức riêng, có vai trò như một tổ chức chính trị. Từ đó Hòa Hảo vừa có đạo vừa có đảng mang hình thức gần với một tổ chức chính trị. Khối Hòa Hảo còn tổ chức lại lực lượng vũ trang vào Tháng Sáu năm 1946 mang tên "Nghĩa quân Cách mạng Vệ quốc Liên đội Nguyễn Trung Trực".
 

1947-1963 lực lượng võ trang

Năm 1947, Huỳnh Phú Sổ mất tích trong khi trên đường đi hòa giải giữa Việt Minh và Hòa Hảo; theo các tài liệu Tây phương và Việt Nam Cộng hòa thì ông bị Việt Minh thủ tiêu. Sau đó nội bộ Hòa Hảo tách ra làm mấy nhóm; có nhóm ngả theo Việt Minh, nhóm thì chống lại, gây ra những vụ thanh toán và tranh giành ảnh hưởng có khi đẫm máu. Mỗi nhóm cát cứ ở những vùng như Long Xuyên, Châu Đốc, Cần Thơ.

Chính phủ Đệ nhất Cộng hòa sau khi thành lập năm 1955 thì mở những cuộc hành quân như "Chiến dịch Đinh Tiên Hoàng" rồi "Chiến dịch Nguyễn Huệ" để bình định các giáo phái hầu thống nhất quân lực. Các lãnh tụ Hòa Hảo như tướng Trần Văn Soái (biệt danh Năm Lửa) rút về cố thủ Đồng Tháp; tướng Lê Quang Vinh (Ba Cụt) thì đem quân về chống giữ ở Châu Đốc, Long Xuyên, Rạch Giá. Bị truy nã Trần Văn Soái ra hàng còn Lê Quang Vinh thì bị bắt, sau đem xử tử.

1963-1975

Năm 1964 sau khi Nền Đệ nhất Cộng hòa bị lật đổ đạo Hòa Hảo có sự củng cố lại về tổ chức, xây dựng mở mang các cơ sở tôn giáo, văn hóa, xã hội. Hệ thống Ban trị sự được kiện toàn từ trung ương đến cơ sở (hình thành cơ cấu tổ chức 4 cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã). Đảng Dân xã cũng được củng cố để hỗ trợ cho đạo, đồng thời cơ quan lãnh đạo Hòa Hảo có sự phân đôi thành 2 ban trị sự trung ương: phái cũ do Lương Trọng Tường, phái mới do Huỳnh Văn Nhiệm đứng đầu.

Năm 1972 Lê Quang Liêm tách ra khỏi phái cũ của Lương Trọng Tường thành lập ban trị sự trung ương mới. Lúc này đạo Hòa Hảo có tới 3 ban trị sự trung ương cùng tồn tại cho đến thống nhất đất nước. Dù phân hóa, Phật giáo Hòa Hảo tiếp tục phát triển vào thời Đệ nhị Cộng hòa trong đó một sự kiện lớn là việc thành lập Viện Đại học Hòa Hảo năm 1972 ở Long Xuyên. Khi chính thể Việt Nam Cộng hòa sụp đổ thì các nhóm Hòa Hảo điều hành tổng cộng sáu trường trung học phổ thông, một viện đại học và hai bệnh viện. Tất cả những cơ sở này bị chính quyền mới cưỡng đoạt.

Đến nay, Hòa Hảo vẫn phát triển chú yếu trong vùng tứ giác Long Xuyên. Số lượng tín đồ khoảng 2 triệu người.

Hiện nay, Ban trị sự và chính quyền huyện Phú Tân có ý định xây dựng tượng đài Đức huỳnh giáo chủ tại 1 địa điểm ở thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân.

Ý kiến của bạn

Tiêu đề *
Email *
Nội dung
Mã bảo vệ *