Thắng cảnh

Nhà công tử Bạc Liêu

Vùng đất Bạc Liêu trù phú sản sinh ra con người Bạc Liêu hào sảng, tự duy thoáng đạt. Chính ở đây đã hình thành nên những giai thoại nhân gian về “Công tử Bạc Liêu-Trần Trinh Huy”. Khi xưa nhắc đến vùng đất Bạc Liêu là người ta nghĩ ngay đến “Công tử Bạc Liêu” với ruộng đồng cò bay thằng cánh. Ngày nay, khi đến vùng đất này, ta không chỉ được tận hưởng phong cảnh đẹp mà còn được tận mắt ngắm nhìn nhà của “công tử Bạc Liêu”-một ngôi nhà đẹp và khá sang trọng.

Toạ lạc tại số 13, Điện Biên Phủ, phường 3, thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, ngôi nhà đã hấp dẫn biết bao du khách bởi vẻ đẹp quí phái của nó. Với không gian khoáng đãng và kiến trúc hài hoà, nó được xem là góc phố đẹp nhất của người dân Bạc Liêu. Được xây dựng từ năm 1919, do kĩ sư người Pháp thiết kế, ngôi biệt thự khoát lên mình một vẻ Tây Âu hiện đại và sang trọng. Hơn một thế kỉ đã đi qua, nhưng ngôi nhà vẫn còn nguyên những nét cơ bản đẹp đẽ của nó. Các bù loong, ốc vít cho các chi tiết xây dựng đều được đóng dấu chìm mẫu tự P rất hoa mĩ, chỉ rõ nơi xuất xứ là từ thủ đô Paris hoa lệ. Đây là một căn nhà khá rộng, trước kia là một căn nhà bề thế nhất Bạc Liêu, người dân thường quen gọi là “nhà Lớn”. Nằm trong hệ thống nhà hàng khách sạn “công tử Bạc Liêu”, ngôi nhà thu hút hàng trăm lượt khách du lịch đến khám phá căn biệt thự của vị công tử ăn chơi nhất xứ Nam Kì thời trước. Tầng trệt của ngôi nhà gồm 2 phòng ngủ, hai đại sảnh khá rộng và sang trọng cùng với cầu thang dẫn lên lầu. Trên lầu còn có 3 phòng ngủ và hai đại sảnh. Khi bước vào nhà ta không khỏi thán phục những đường nét tinh tế trong kiến trúc xây dựng. Với những đường nét  thiết kế tỉ mỉ, bên trong ngôi nhà cũng toát lên nét sang trọng và hào hoa. Những chiếc đèn màu vàng lung linh toả ánh sáng khắp các gian phòng cho ta một cảm giác ấm cúng và thoải mái. Trên mỗi cây cột cũng được trang trí nhiều hoa văn khá đẹp mắt. Tủ thờ nơi đây khá to và trang nghiêm, như để minh chứng cho một thời kì huy hoàng của vị công tử ăn chơi nhất xứ Nam Kì này. Lối cầu thang dẫn lên lầu khá rộng, uốn lượn mềm mại dẫn du khách khám phá những điều thú vị bên trên. Khi hoàng hôn từ từ buông xuống, phủ một sắc vàng lên nhà công tử, còn gì thú vị bằng được đứng trên sân thượng ngắm nhìn khung cảnh yên bình cùng dòng sông trôi lững lờ phản chiếu ánh sáng lung linh đầy màu sắc….Ngoài ra, phía sân ngoài còn có một nhà hàng phục vụ rất tận tình và chu đáo. Còn gì tuyệt bằng khi được uống một tách cà phê nóng trong ngôi biệt thự của công tử…

altKhông chỉ đẹp về kiến trúc và nội thất, ngôi nhà còn có nhiều món đồ cổ quí hiếm. Những chi tiết chạm trổ tinh tế của người nghệ sĩ tài hoa đã tô điểm cho những chiếc bàn, những cái ghế nơi đây thêm đẹp và đặc sắc. Các bộ bàn ghế nơi đây đều được cẩn xà cừ sắc sảo mà khó có nơi nào có được. Ngoài ra, trong nhà còn có những chiếc bình, chum trà trang trí hình rồng đã tô điểm cho ngôi nhà thêm nhiều màu sắc sống động. Các đồ vật nơi đây đều rất cổ và quí hiếm, tuy đã mất mác nhiều do chiến tranh và các nguyên nhân khác nhưng những thứ còn lại cũng đủ nói lên được sự giàu có của gia đình ông Hội Trạch lúc bấy giờ. Đặc biệt, nơi đây còn có một phòng gọi là “phòng công tử”, bởi trước kia đó là phòng của ông Trần Trinh Huy. Du khách muốn ở căn phòng này phải đặt trước cả tháng bởi ai cũng muốn nghỉ ngơi tại căn phòng sang trọng của “công tử Bạc Liêu”. Phòng có đầy đủ tiện nghi với giường đôi, ti vi, máy lạnh và một bàn viết. Đồ đạc trong phòng đều rất đẹp và quí cho xứng tầm với một công tử nhà giàu. Điểm độc đáo nhất ở nơi đây là chiếc máy điện thoại có từ đời Pháp thuộc đến giờ vẫn còn sử dụng tốt. Được biết, sắp tới, ban giám đốc của khu nhà hàng khách sạn này sẽ đưa vào khai thác trang phục công tử Bạc Liêu, các vật dụng có liên quan để hấp dẫn thêm nhiều du khách nữa.

Công tử Bạc Liêu đã được người ta biết đến với rất nhiều giai thoại ăn chơi bạt mạng và lắm vợ nhiều….bồ. Ông là khách quen của tất cả các nhà hàng sang trọng ở Sài Gòn, đánh bạc với số tiền khổng lồ và lái máy bay đi thăm ruộng. Là người hào hoa, phong nhã, cách ăn chơi khá phóng túng, ông đã từng đốt tiền nấu chè với công tử Phước-thường được gọi là Bạch công tử…Cuộc sống của các công tủ thời đó giống như cuộc sống của các đế vương vậy. Vì thế, khi đến với Bạc Liêu, bạn hãy thử ghé thăm nhà “công tử Bạc Liêu” để phần nào thấy được cuộc sống sang trọng của “công tử” và tận hưởng những phút giây thư giãn thú vị….

(Nguồn: baclieu.gov.vn)

Ý kiến của bạn

Tiêu đề *
Email *
Nội dung
Mã bảo vệ *