Lễ hội

Lễ hội đình làng nông nghiệp

Đình làng là nơi thờ Thành Hoàng làng, các vị tiền hiền, hậu hiền khai khẩn đất đai, có công xây dựng làng, lập ấp và Bà Thiên Y A Na. Một số đình hiện nay thờ cả những người đã hy sinh vì dân vì nước.  Đình làng là thiết chế tín ngưỡng và văn hóa cổ truyền mang đậm bản sắc riêng của người Việt.
Lễ hội đình làng ở mỗi vùng có khác nhau về ngày giờ nhưng nghi thức tiến hành cơ bản giống nhau, gồm có:
   - L
ễ rước sắc (nếu sắc thần gửi ở chùa, miếu…): có đội lân đi trước, cờ ngũ sắc và các chấp sự hộ tống Long đình. Đi sau Long đình là ban tế lễ, dàn nhạc. Sau cùng là các bậc phụ lão và dân làng. Các vị trong ban tế lễ phải ăn mặc theo nghi lễ cổ truyền, áo dài, khăn đóng.
   - Lễ cúng cô hồn: tiến hành sau lễ rước sắc, vào lúc chiều tối tại miếu
 cô hồn. Bài cúng có nội dung mời các cô hồn về chứng giám, hưởng lễ và phù hộ cho dân làng có cuộc sống án vui.
   - Lễ thỉnh sanh: diễn ra lúc 0 giờ cùng ngày, hương án đặt trước sân

 đình. Vật tế thần là con heo sống.
   - Lễ tế Thiên Y Ana: tại miếu Bà, lúc 1 giờ sáng. Đây là lễ nghênh
sắc thần từ đình về nhập miếu. Lễ dâng hương có 3 tuần rượu, đọc văn tế, cầu xin Bà mở đức thần minh ban phước lành cho dân…
alt
Hát bội tại đình làng

- Lễ tế Chánh (tế thần): là nghi lễ quan trọng nhất, tiến hành vào lúc 2 giờ sáng. Sau khi bày đủ lễ, các thành viên ban tế tự và bà con đứng trong không khí trang nghiêm, huyền bí. Sau tuần hương và rượu, chủ xướng đọc văn tế: cầu cho mưa thuận gió hòa, đất nước thanh bình, người người ăn nên làm ra, xóm làng, già, trẻ, an cư, lạc nghiệp…
   - Lễ thứ tế và tôn vương: lễ thứ là lễ hát cúng đình để dâng thần linh. Lễ này diễn ra trên sân khấu nên nội dung tuồng tích phù hợp với nôi dung cầu an cho dân làng. Hát tôn vương cũng là một màn biểu diễn mang lại vui nhộn, rộn ràng của của yếu tố hội làng như múa lân, rồng, cọp, … thể hiện được ước vọng phồn thịnh của dân làng. 
   - Lễ hồi sắc: sau lễ tôn vương là nghi lễ hồi sắc, tiến hành như rước sắc.
   - Lễ tế tiền hiền, hậu hiền: 7 giờ sáng, tế những người có công lập làng, lập đình nhằm ca tụng công đức, bày tỏ lòng biết ơn và cầu xin
phước đức cho dân làng. Nghi lễ như tế thần nhưng không có vật sống.Sau lễ tế này là các trò chơi dân gian như đấu cờ tướng, chọi gà, hát dân ca… tại sân đình suốt ngày.

Lễ hội đình làng ở Khánh Hòa là dịp để người dân trong làng tưởng nhớ đến tổ tiên, đến những người đi trước đã khai cơ lập nghiệp, khai hoang đất đai, tạo lập làng xóm…, trở thành nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng truyền thống cần được gìn giữ.

(Nguồn: khanhhoa.edu.vn)

 

Ý kiến của bạn

Tiêu đề *
Email *
Nội dung
Mã bảo vệ *