Làng nghề & Sản phẩm ĐP

Nghề đan lát

Hàng mây tre đan hình thành nên những mô hình HTX thủ công hoạt động hiệu quả và mang lại giá trị kinh tế cao như HTX mây tre đan xuất khẩu ở Việt Quang (Bắc Quang), HTX nghề đan ở thị trấn Vị Xuyên (Vị Xuyên) cũng đã bước đầu gây sự chú ý của khách hàng. Nhiều đồ mỹ nghệ được sản xuất từ gỗ địa phương cũng đã được chào hàng ở khắp mọi nơi trong nước.

Nghề đan lát của các dân tộc ở Hà Giang đã từng có sự phát triển rất mạnh và chiếm vị trí quan trọng trong một thời kỳ với các chủng loại sản phẩm đa dạng về mẫu mã, phong phú về chức năng và cũng mang đặc điểm riêng của từng dân tộc, đây không còn là hàng tre đan với nghĩa bình thường nữa mà là những tác phẩm nghệ thuật. Có lẽ cũng chính vì vậy, khách nước ngoài rất chuộng hàng tre đan ở đây và nghề đan lát  Hà Giang Chính do nhu cầu sản xuất đó mà nghề đan lát ở Hà Giang được phát triển, không những sản xuất đủ dùng mà còn mang bán sang các vùng lân cận.

Vốn sinh sống trên các địa bàn vùng núi cao nên các dân tộc ở đây sử dụng các nguyên liệu chủ yếu là nứa, giang, vầu, tre gại, trúc, guột hay mây..., đây là những loại nguyên liệu thường được sử dụng nhiều nhất Và tuỳ theo loại nguyên liệu thì người dân đều có chức năng sử dụng riêng để phù hợp với từng loại sản phẩm như: vầ, giang thường chỉ dùng đan hòm đựng quần áo thúng, mẹt; tre dùng để đan gùi, quẩy tấu, nứa dùng để đan sọt, bồ đựng thóc... Nhưng hầu hết những sản phẩm đan lát của các dân tộc ở Hà Giang đều mang những đặc điểm riêng của từng dân tộc và đều có chứ năng sử dụng nhất định như:

Sản phẩm dùng trong vận chuyển; Gùi ( dân tộc  Mông, Dao), quẩy tấu (dân tộc Mông), dậu gánh thóc (dân tộc Tày, Nùng)...hay trong sản phẩn làm đồ đựng: hòm đựng quần áo ( dân tộc La Chí, Dao)bồ đựng lúa, thúng, nong phơi (dân tộc Tày)

Người dân ở đây từ xưa đã rất khéo léo và tài tình trong việc phối hợp các loại vật liệu để tạo ra không chỉ sự đa dạng của sản phẩm mà còn tạo cho sản phẩm những nét tự nhiên hết sức quyến rũ… như mây để làm quai, cuốn cạp; cây guột, cây tế tạo nét hoang dã của núi rừng.     

Sử dụng nguyên liệu là cây giang, cây nứa tưởng như đơn giản nhưng thực ra cũng khó. Nứa già làm cạp, nứa vừa làm nan, nứa non phải chuốt nan rất mỏng để tết hoa, tết các hoạ tiết trang trí.  Đây là một nghề đòi hỏi người thợ phải có đôi tay khéo léo thực sự. Kỹ thuật chẻ nan yêu cầu phải biết lách con dao sao cho độ dày mỏng thật đều, thật phẳng thì sau đan mới đẹp, phải biết chọn từng cái cật, dẻo cùng dẻo, cứng cùng cứng. Đã thế, nguyên liệu cũng phải được bảo quản cẩn thận ở chỗ cao ráo, tránh mục mọt. Nứa, giang cạo tinh gặp nắng rất trắng, gặp mưa là mốc, có khi nan phải đem sấy khô, thậm chí phải ngâm chống mọt …  

Cũng như các nghề thủ công khác ở Hà Giang, thủ công nghiệp trong đời sống các dân tộc chỉ mang tính chất bổ trợ, như việc làm ra các đồ dùng phục vụ sinh hoạt phục vụ sản xuất. Nghề phụ từ chỗ chỉ phục vụ nhu cầu riêng đã trở thành hàng hóa để trao đổi, đã mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho người dân. khôi phục lại các làng nghề, ngành nghề truyền thống, bảo tồn, gìn giữ và phát huy các nét tinh hoa văn hóa dân tộc.

(Nguồn: hagiangtravel.com)

Ý kiến của bạn

Tiêu đề *
Email *
Nội dung
Mã bảo vệ *