Di tích lịch sử, văn hóa

Thành Cổ Lũy

Nằm ở xã Nghĩa Phú, huyện Tư Nghĩa, hữu ngạn sông Trà và sát cửa biển, do người Chàm xây dựng vào khoảng thế kỷ IX, X, được người Pháp miêu tả là một cổ thành chắc chắn có tính chất quân sự.

Hệ thống phòng thành là một tiền đồn gồm ba thành liên kết nhau nhằm ngăn thuyền bè đối phương vào cửa Ðại Cổ Lũy, có sự liên kết với thành Châu Sa ở tả ngạn sông Trà Khúc.

Hệ thống phòng thành Cổ Lũy có ba vòng thành: lũy Cổ Lũy, thành Bàn Cờ và thành Hòn Yàng. Lũy Cổ Lũy cách cửa Ðại 700 m về phía tây. Dấu vết còn lại là một đoạn lũy nhỏ. Theo lời kể của những người già, lũy cao 3-5 m, dày 2 m.

Thành Bàn Cờ đắp, bằng đất, theo hình thang, đáy trên 52 m, đáy dưới 60 m; cạnh bên 25 m, chân xoãi xuôi, tạo thế khá vững chắc. Bờ thành được xây dựng bằng gạch to bảng, độ nung cao. Phía trong thành đất bằng phẳng, diện tích khoảng 1000 m2. Ðây là công trình chính trong hệ thống phòng thành Cổ Lũy nhằm quan sát và báo hiệu mọi tình hình ngoài khơi.

Thành Hòn Yàng nằm ở phía bắc thành Bàn Cờ, đắp bằng đất trên nền gò đồi tự nhiên, có chiều cao 40m. Bờ thành thứ nhất và vòng thành thứ hai dày 2,5 m, tìm thấy nhiều gạch vỡ lẩn trong cát.
Hệ thống phòng thành Cổ Lũy có liên kết vững chắc, cấu trúc khoa học, để phòng thủ và báo hiệu cho thành Châu Sa. 

(Theo Quảng Ngãi, Ðất nước – Con người – Văn hóa)

Ý kiến của bạn

Tiêu đề *
Email *
Nội dung
Mã bảo vệ *