Di tích lịch sử, văn hóa

Di tích Nam Kỳ Khởi Nghĩa

Từ bến Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ xuôi đòng sông Hậu theo hướng ra biển khoảng 20 cây số, vào vàm sông Mái Dầm đi tiếp khoảng 2 cây số là đến di tích Nam kỳ khởi nghĩa 1940 ở Phú Hữu. Nếu đi đường bộ từ thành phố Cần Thơ đi khoảng 25 cây số về phía Nam qua các xã Đông Thạnh, Đông Phước, thị trấn Ngã Sáu đi tiếp vài cây số sẽ đến di tích. Di tích trước đây tọa lạc tại làng Phú Hữu, tổng Định An, quận Phụng Hiệp, nay thuộc ấp Phú Thạnh, xã Phú Hòa, huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang.

Vào những năm 1930 - 1935, nông dân làng Phú Hữu sống trong cảnh bị áp bức, bóc lột nặng nề của thực dân Pháp, phong kiến địa chủ. Trong thời gian này, bên kia bờ tả nạn sông Hậu chi bộ Đảng Trà Ôn, Vĩnh Xuân ra đời và lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống địa chủ tăng tô, chống Phủ Hàm Yên làm giạ dư (45 lít/1 giạ) v.v... rất quyết liệt, đạt thắng lợi. Ngoài ra, còn tiếng vang của phong trào đấu tranh của học sinh ở trường Collège de Cantho và công nhân các xưởng cưa ở Cần Thơ, Cái Răng v.v... đã ảnh hưởng đến nhân dân xã Phú Hữu, thôi thúc một số thanh niên tiến bộ đi tìm người yêu nước để được hướng dẫn đấu tranh chống địa chủ, phong kiên, thực dân.

Đầu năm 1936, hai thanh niên (anh em ruột) Nguyễn Phước Ngoạn (Ba Gần) và Nguyễn Văn Phúc (Trần Duy Phước) đến làng Vĩnh Xuân tìm gặp ông xã Trinh một trí thức yêu nước, sớm giác ngộ cách mạng. Hai thanh niên trình bày ý nguyện của mình và được ông xã Trinh giáo dục, giải thích về cái nhục mất nước, nô lệ ngoại bang. Dần dần hai anh hiểu về chủ nghĩa cộng sản, về Cách mạng Tháng Mười Nga v.v... tinh thần giác ngộ, ý thức cách mạng được nâng lên và tìm đến chi bộ Cù Lao Mây để học tài liệu và phương pháp đấu tranh của Đảng.

Ước mơ của hai anh đã thành hiện thực, năm 1937 đồng chí Quản Trọng Hoàng cán bộ lãnh đạo của Đặc ủy Hậ u Giang đến xã Phú Hữu gieo hạt giống cách mạng, kết nạp anh Nguyễn Phước Ngoạn, Nguyễn Văn Phúc và Ngô Văn Diệm vào tổ chức Nông hội đỏ. Sau một thời gian tuyên truyền vận động nông dân, các anh đã xây dựng được một số tổ Nông hội đỏ trong làng Phú Hữu.

alt

Đình làng - cạnh nhà việc Phú Hữu

nơi diễn ra cuộc khỡi nghĩa giành chính quyền năm 1940

Qua một thời gian thử thách và nâng cao sự hiểu biết về Đảng, về giai cấp công nhân, xét thấy đủ điều kiện, đồng chí Quản Trọng Hoàng thay mặt Đặc ủy Hậu Giang kết nạp 3 đồng chí vào tổ chức Đảng Cộng sản Đông Dương, tại rạch Bà Hơn (xóm Chài - Cần Thơ) và trở về thành lập chi bộ dự bị tại nhà đồng chí Nguyễn Phước Ngoạn (Ngã Lá, Phú Hữu) do đồng chí Quản Trọng Hoàng làm Bí thư. Ngày 15-6-1938, 3 đảng viên dự bị được chuyển chính thức. Đồng chí Quản Trọng Hoàng rút khỏi chi bộ về trên công tác, chi bộ bầu đồng chí Nguyễn Văn Phúc (Trần Duy Phước) làm Bí thư.

Chi bộ Đảng ở Phú Hữu ra đời đã lãnh đạo phong trào đấu tranh của nông dân rất sôi nổi và xây dựng cơ sở cách mạng rất tốt. Từ cơ sở có chi bộ và nhà bà Ngô Thị Lụa (mẹ ruột của đồng chí Nguyễn Phước Ngoạn và Nguyễn Văn Phúc) ở rạch Ngã Lá ấp Phú Lễ, làng Phú Hữu nên Liên Tỉnh ủy Cần Thơ chọn làm nơi đặt cơ quan. Nơi đây Liên Tỉnh ủy Cần Thơ đã mở nhiều lớp huấn luyện, nhiều cuộc hội nghị của Liên Tỉnh ủy và in nhiều tài liệu cung cấp cho các tỉnh miền Hậu Giang.

Dưới sự lãnh đạo của chi bộ phong trào đấu tranh đòi giảm tô, giảm tức, đòi dân sinh, dân chủ điễn ra mạnh mẽ, sôi nổi; tổ chức cơ sở Đảng và tổ chức quần chúng: Thanh niên, Phụ nữ phản đế, Nông hội đỏ phát triển mạnh, nhất là từ khi nhận được “Đề cương khởi nghĩa'' của Xứ ủy Nam kỳ do Tỉnh ủy Cần Thơ triển khai vào tháng 4 năm 1940. Chi bộ đã ráo riết chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa, tổ chức nhiều cuộc họp quần chúng tốt để phát động phong trào và chọn một địa điểm trong rừng sâu cất chòi dưới bóng những cây kè (nên có tên gọi chòi “Cây Kè'') để làm nơi học tập huấn luyện cho những thanh niên, nông dân có tâm huyết cách mạng trong làng. Các cuộc họp này thường có cán bộ cấp trên như: đồng chí Lưu Nhân Sâm, Ngô Hữu Hạnh (trong tỉnh ủy Cần Thơ) thường đến nói chuyện về tình hình, tập những bài hát cách mạng và dạy võ nghệ v.v... Những hoạt động của quần chúng dưới sự lãnh đạo của chi bộ, chuẩn bị cuộc khởi nghĩa tuy bí mật nhưng rất sôi nổi, ai cũng mong ngày khởi nghĩa giành chính quyền.

Lệnh khởi nghĩa của Xứ ủy Nam kỳ đến Cần Thơ vào lúc 12 giờ trưa ngày 22-11-1940, nhưng đến khuya ngày 23-11-1940 Quận ủy Phụng Hiệp mới nhận được lệnh khởi nghĩa. Tuy có muộn nhưng Quận ủy vẫn tiến hành khởi nghĩa. Nhiệm vụ của Quận ủy Phụng Hiệp là tổ chức lực lượng khởi nghĩa đánh vào quận lỵ, đánh cầu Phụng Hiệp và bao vây, kềm chân địch không cho đi tiếp viện nơi khác.

alt

Trường THCS Nam Kỳ Khởi Nghĩa

 

Theo kế hoạch, sáng ngày 24-11-1940 chi bộ xã Phú Hữu đã vận động được khoảng 70 quần chúng yêu nước tập hợp tại nhà bà Lụa ở ấp Ngã Lá, xã Phú Hữu kết hợp lực lượg các xã khác thư: Đông Sơn, Đông Phú tiến về quận lỵ Phụng Hiệp. Đến 4 giờ chiều cùng ngày lực lượng đã tới Ngã Bảy - Phụng Hiệp. Kế hoạch của ta chiếm quận lỵ Phụng Hiệp đã bị bại lộ, nên tiến hành phương án 2, đốn cây, kéo cột dây thép làm chướng ngại và đốt cầu Phụng Hiệp. Công việc đang tiến hành thì cấp trên cho rút về đánh đồn Cái Cui ở làng Đông Phú. Bọn lính ở đây nghe cộng sản nổi dậy bỏ trốn, kế hoạch đánh đồn không thực hiện được, quân khởi nghĩa liền kéo về chiếm nhà Việc làng Phú Hữu. Bọn làng đều trốn, quân khởi nghĩa trương cao băng, cờ, khẩu hiệu kêu gọi nhân dân đứng lên cướp chính quyền, giành lại ruộng đất. Đả đảo thực dân phong kiến. Sau khi đốt toàn bộ sổ sách, giấy tờ của địch, quân khởi nghĩa đánh trống mõ tập hợp quần chúng. Quần chúng kéo đến nhà Việc mỗi lúc một đông, nắm lấy thời cơ này, các đồng chí lãnh đạo liền tổ chức mít tinh. Đồng chí Nguyễn Văn Mai (Bí thư Quận ủy), đồng chí Trần Duy Phước (Bí thư chi bộ) trong Ban lãnh đạo khởi nghĩa lên diễn thuyết vạch rõ bộ mặt xâm lược của thực dân Pháp cướp nước ta và bọn địa chủ phong kiến tay sai bán nước, kêu gọi nhân dân đứng lên cướp chính quyền giành lại độc lập, tự đo, ruộng đất. Quần chúng đã hưởng ứng sôi nổi và cùng với quân khởi nghĩa hô vang khẩu hiệu: “Đả đảo thực dân Pháp''. Sau đó, đoàn người kéo đi biểu tình thị uy gươm, giáo, tầm vông, song hòng cầm tay v.v... vô ngọn rạch Mái Dầm và ra chợ (khoảng 200m) đã áp đảo tinh thần bọn làng, địa chủ.

Bọn địch ở Trà Ôn được tin báo, tên Chỉ quận trưởng đem quân đến đàn áp cuộc khởi nghĩa.

Những cán bộ lãnh đạo nòng cốt của cuộc khởi nghĩa và quần chúng yêu nước bị bắt, bị kết án từ tù chung thân đến 5 năm tù giam đày đi Côn Đảo, gồm các đồng chí: Phước, Mai, Ngoạn (3 Gần), Mỹ án tù chung thân, các đồng chí: Nguyên, Đại, Dực: Tống án 20 năm tù, các đồng chí: Khuyên, Ngói án 15 năm tù, các đồng chí: Giàu, Bảy án 10 năm tù. Các ông: Đinh Công Trầm, Bác Gìa Tôn án 5 năm tù v.v... Còn một số bị giam và bị tra tấn chết tạt Khám Lớn Sài Gòn, trong số này có em Nguyễn Văn Chiểu chỉ 15 tuổi nên bọn thực dân không kết án được để đày ra Côn Đảo, mà phải đưa đi đày ở nhà lao Ông Yệm. Do không chịu nổi cảnh lao tù nơi rừng thiêng, nước độc nên em hy sinh tại đây. Cuộc khởi nghĩa Nam kỳ ở Phú Hữu và một số nơi trong tỉnh tuy chưa giành thắng lợi do tình thế cách mạng chưa chính muồi, kế hoạch khởi nghĩa bị lộ v.v... nên bị địch đàn áp dã man, nhiều cán bộ, đảng viên và quần chúng trung kiên của Đảng bị địch tàn sát, bắt bớ tù đày. Nhưng đó là cuộc nổi dậy có tổ chức của nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng, tấn công vào dinh lũy của kẻ thù, báo hiệu sự cáo chung của chế độ thống trị. Đó là cuộc diển tập quan trọng, Đảng bộ Hậu Giang rút ra bài học kinh nghiệm quí giá tổ chức cuộc khởi nghĩa cách mạng Tháng Tám năln 1945, giành thắng lợi vẻ vang.

Cuộc khởi nghĩa Nam kỳ 1940 ở Phú Hữu mãi mãi là điểm chói lọi trong lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Hậu Giang. Do đó, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch ra Quyết định số 154-VH/QĐ, ngày 25-01-1991 công nhận di tích lịch sử văn hóa, cấp quốc gia.

(Nguồn: haugiang.gov.vn)

 

 

Ý kiến của bạn

Tiêu đề *
Email *
Nội dung
Mã bảo vệ *