Lễ hội

Lễ hội Po Dam (Pô Tằm)

Hàng năm, cứ vào đầu tháng tư Chăm lịch (tháng 7 Dương lịch), đồng bào Chăm xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong lại nhộn nhịp chuẩn bị lễ vật cho lễ hội Po Dam (Pô Tằm), để tưởng nhớ đến công đức của vua Po Dam và cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, đời sống ấm no, hạnh phúc…

Nhóm đền tháp Po Dam (Pô Tằm) này xây dựng từ thế kỷ IX thuộc phong cách Hòa Lai, một trong những phong cách kiến trúc nghệ thuật sớm của vương quốc Chăm Pa được công nhận là Di tích Văn hóa - Lịch sử cấp quốc gia vào năm 1996. Nhóm này có 6 tháp, hiện nay bị đổ 2 tháp, số còn lại đang trong tình trạng xuống cấp trầm trọng. Tháp chính thờ bộ sinh thực khí Linga – Yoni bằng chất liệu đá xanh đen nguyên khối. Khác với tất cả các tháp Chăm khác, ở đây 6 tháp đều trổ cửa chính về hướng Nam. Từ năm 1995 - 1998 tháp chính được trùng tu, tôn tạo nhằm giữ lại những nét kiến trúc nghệ thuật độc đáo của phong cách Hòa Lai. Các đời vua của triều Nguyễn đã ban tặng cho vua Po Dam 8 sắc phong ghi nhận công lao to lớn trong việc thiết lập các hệ thống thủy nông nổi tiếng.

Đây là nơi người Chăm thực hiện những lễ nghi tôn giáo quan trọng như: lễ Cầu đảo, lễ Tống ôn, lễ Cầu mưa, trong đó có Ka tê là lễ hội lớn nhất của người Chăm. Ngoài phần lễ còn có các hoạt động như thi đấu thể thao và múa hát để chào mừng của thanh niên nam nữ làng Chăm Phú Lạc.

                                                                                               ( Theo báo bình thuận)

 

Ý kiến của bạn

Tiêu đề *
Email *
Nội dung
Mã bảo vệ *