Làng nghề & Sản phẩm ĐP

Làng Đúc Đồng Phước Kiều

Đi dọc tuyến đường Hội An - Mỹ Sơn du khách sẽ nhận thấy các cửa hàng bán sản phẩm từ làng nghề Phước Kiều (Điện Phương, Điện Bàn, Quảng Nam) san sát 2 bên đường, nào cồng, chiêng, tượng, chuông... Làng đúc đồng một thời bị mai một giờ đang hồi sinh.

Từ xa xưa làng đúc đồng Phước Kiều nổi tiếng bởi công nghệ chế tác, tạo ra nhiều chủng loại sản phẩm phực vụ cho nhu cầu tế lễ, thờ cúng, hội hè và các vật dụng sử dụng trong gia đình. Các loại sản phẩm thường có như: chiêng đồng, mõ, phèn la, lư hương, chân đèn, bình cổ v.v... và còn có cả một số dụng cụ bằng đồng khác.

Các vua chúa thời Nguyễn đã mời các nghệ nhân của làng về kinh đô Huế để đúc tiền cùng các tác phẩm nghệ thuật trang trí hay đồ gia dụng. Những năm 90 của thế kỷ trước, do tình hình biến động của thị trường, các cơ sở sản xuất chưa kịp đổi mới, nghề đúc đồng Phước Kiều bị mai một. Dân Phước Kiều, người chuyển nghề, người đi làm thuê cho các địa phương khác.

Sản phẩm đúc đồng Phước Kiều đã có mặt ở nhiều nơi trên cả nước với đặc trưng truyền thống không nơi nào có được. Đúc đồng thủ công có rất nhiều công đoạn như làm khuôn, pha chế kim loại, thử tiếng... nhưng khó nhất vẫn là khâu pha chế kim loại. Đây là bí quyết và kinh nghiệm làng nghề. Khâu này quyết định phần lớn đến âm thanh của các loại chuông, chiêng, tạ... Chính vì thế những sản phẩm nơi đây có âm thanh hay mà ít nơi nào có được. Tỉnh Quảng Nam đang làm mọi cách để phát triển làng nghề gắn liền với du lịch. Một dự án khai thác tuyến du lịch đường sông qua làng nghề Phước Kiều để du khách có thể tận mắt chứng kiến cảnh đúc đồng thủ công và mua sắm các sản phẩm của làng nghề đang được tỉnh triển khai.

(Theo QuangNam Tourism)

Ý kiến của bạn

Tiêu đề *
Email *
Nội dung
Mã bảo vệ *