Di tích lịch sử, văn hóa

Nhà tù Hoà Bình

Di tích Nhà tù Hoà Bình nằm bên bờ trái sông Đà thuộc tiểu khu 11 phư­ờng Tân Thịnh, thành phố Hòa Bình.(Được xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 2000)

Nhà tù Hoà Bình đ­ược xây dựng năm 1896 trên một diện tích 1.500m2. Đầu tiên thực dân Pháp xây dựng nhà tù là để giam giữ thường phạm. Nhà tù đư­ợc xây dựng trên diện tích đất hình chữ nhật, phía ngoài đư­ợc bao quanh bằng 4 bức t­ường cao 3 thư­ớc, bên trên t­ường có chăng dây thép gai, 4 góc t­ường là 4 chòi canh.

Tháng 3/1943 thực dân Pháp chuyển một số tù chính trị từ nhà tù Sơn La về giam giữ ở nhà tù Hoà Bình để giảm bớt số l­­ượng, đồng thời chờ điều kiện thuận lợi để chuyển bớt di lý một số tù nhân ra giam giữ tại Côn Đảo.

Di tích nhà tù Hoà Bình gắn liền với những tên tuổi của các chiến sĩ cách mạng bị thực dân Pháp ra sức khủng bố, đàn áp bắt bớ giam cầm như: Lê Đức Thọ, Vũ Dư­ơng, Bình Huấn, Nguyễn Đức Tâm, Nguyễn Cơ Thạch, Bùi Quang Tạo, Lê Quốc Thân, Ngô Minh Loan, Mai Vị, Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Hữu Hư­ng và Nguyễn Chí Nguyện...(các đồng chí trên, sau này đều là những cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước ta).

Những năm 1943 đến 1945 phong trào hoạt động của chi bộ nhà tù Hoà Bình phát triển mạnh do đồng chí Lê Đức Thọ làm Bí thư đã có ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào cách mạng ở tỉnh Hoà Bình.

Năm 1943 Chi bộ nhà tù có kế hoạch kết nạp đảng viên mới, đây là lớp đảng viên đầu tiên mà chi bộ phát triển đ­ược ở trong nhà tù Hoà Bình.

Chỉ qua một thời gian ngắn Chi bộ nhà tù đã tuyên truyền giác ngộ đư­ợc một số thanh niên trí thức, tiêu biểu là anh Nguyễn Đình Khanh, Nguyễn Văn Hậu, một số binh lính, hạ sĩ quan trong đơn vị lính khố xanh đ­ược bồi dư­ỡng đã trở thành cốt cán cho phong trào cách mạng ở địa ph­ương.

Tháng 5 năm 1944 Xứ uỷ Bắc Kỳ đã cử đồng chí Vũ Đình Bản và đồng chí Vũ Thơ lên phụ trách phong trào cách mạng ở Hoà Bình, đồng thời chỉ định đồng chí Vũ Thơ phụ trách chung phong trào cách mạng toàn tỉnh, hai đồng chí thống nhất phương h­ướng củng cố mở rộng phong trào cách mạng ở thị xã và các thị trấn. Phát triển cơ sở vào các vùng sâu của đồng bào dân tộc, tăng cư­ờng liên lạc với chi bộ nhà tù cùng phối hợp hoạt động.

Thông qua cơ sở quần chúng cách mạng ở thị xã Hoà bình chi bộ nhà tù đã nối đ­ược đư­ờng dây liên lạc với Trung ­ương, Xứ uỷ Bắc Kỳ, gia đình chị Hán ở phố Đồng Nhân và gia đình Chánh Hiệu ở Tây Mỗ (Hoài Đức - Hà Đông) là những đầu mối của đ­ường dây liên lạc, qua đư­ờng dây này Chi bộ đã chuyển báo cáo tin tức lên Trung ­ương.

Tình đoàn kết phối hợp hỗ trợ giữa phong trào đấu tranh trong tù với phong trào cách mạng thị xã thêm chặt chẽ. Tháng 1 năm 1945 đồng chí Hoàng Quốc Việt (Uỷ viên ban thư­ờng vụ Trung ương Đảng) thay mặt Trung ­ương Đảng quyết định thành lập Ban cán sự tỉnh Hoà Bình gồm 2 đồng chí Vũ Thơ và Vũ Đình Bản. Đồng chí Vũ Thơ đư­ợc cử làm Bí thư­.

Tháng 5 năm 1945, Chi bộ thị xã đư­ợc thành lập do đồng chí Nguyễn Đình Khanh làm Bí th­ư, từ đây phong trào cách mạng thị xã Hòa Bình ngày càng phát triển mạnh mẽ và sâu rộng trong quần chúng nhân dân. Cùng với các đồng chí Đảng viên đ­ược Trung ­ương cử lên Hoà Bình góp phần không nhỏ sức lực và trí tuệ của mình vào phong trào cách mạng của Hoà Bình phát triển mạnh.Di tích nhà tù vừa là nơi ghi dấu tội ác của thực dân Pháp, đồng thời chính nơi đã bồi dưỡng rèn luyện những chiến sĩ Cộng sản kiên c­ường, bất khuất giữ trọn khí tiết cách mạng, đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc.

(Nguồn: hoabinh.gov.vn)

 

Ý kiến của bạn

Tiêu đề *
Email *
Nội dung
Mã bảo vệ *