Di tích lịch sử, văn hóa

Chùa Hương Tích

Chùa Hương Tích nằm ở dãy núi Hồng Lĩnh, thuộc địa phận xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc. Chùa được xây dựng vào đời Trần, là một trong hai ngôi chùa Hương nổi tiếng ở Việt Nam.

Chùa Hương Tích ở Hà Tây thật ra chỉ là một "phiên bản" đầy ý nghĩa của chùa Hương Tích trên núi Hồng Lĩnh. Theo cuốn Hương Sơn thiên trù thiền phả, một vị hoà thượng được lệnh của chúa Trịnh (sau khi đi tuần thú) xác định địa điểm và cho xây dựng chùa Hương Tích ở Hà Tây từ đời Lê Huy Tông dưới niên hiệu Chính Hoà (1680 - 1704). Trong khi theo sách Hương Sơn báu quyển, chùa Hương ở Hà Tĩnh là một động cao và khuất, thường có mây mù bao phủ. Chùa này được chính thức xây dựng từ đời Trần (có thể đồng thời với chùa Yên Tử). Khi Trần Nhân Tông lên tu ở chùa Hoa Yên (Yên Tử), trại trạng nguyên Bạch Liêu, quê huyện Yên Thành (phủ Diễn Châu), cũng dời nhà vào chân núi Hồng Lĩnh cho tiện việc thắp hương ở chùa Hương Tích. Vậy vì sao lại có thêm một chùa Hương "phiên bản" ở phía Bắc? Câu trả lời là vào thời Lê - Trịnh, các vua Lê - chúa Trịnh phần lớn có quê ở xứ Thanh (xem Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia Văn Phái) nên các phi tần, mỹ nữ đa số được tuyển chọn ở miền Hoan Châu. Hàng năm các cung phi, cung nữ Thanh - Nghệ thường chảy hội chùa Hương trên núi Hồng Lĩnh vào ngày 18/02 âm lịch bằng đường thuỷ qua cửa Hội Thống (gần Cửa Lò bây giờ). Mỗi lần những "người đẹp" đi xa như vậy khiến chúa Trịnh rất phân vân (tuy đã bố trí lính vệ phục vụ dọc đường), do đó chúa Trịnh mới gọi một vị hoà thượng xác định địa điểm ở miền rừng núi Hà Tây để xây chùa Hương Tích thứ hai mà thờ vọng để các "người đẹp" đi trẩy hội gần hơn.

Nếu đường vào chùa Hương ở Hà Tây bắt đầu từ dòng suối Yến tấp nập những du thuyền thì lối vào chùa Hương ở Hà Tĩnh cũng từ mênh mông hồ nước nhà Ðờng (Ðường) theo dòng suối rộng có tên là suối Hương Tuyền đi ngược lên. Nhưng do nhiều năm trước trung tâm chùa Hương Tích mờ dần (ba lần chùa Hương này bị tàn phá bởi giặc Minh, thực dân Pháp và cháy rừng). Vì thế có nhiều khoảng thời gian chùa không, rừng quạnh bởi không có sư về trụ trì. Chùa Hương vắng bóng du khách, suối Hương Tuyền chỉ dành cho người đi chở đá núi về kè đập, xây hồ. Nhưng từ năm 1990 trở lại đây, cứ vào dịp 18/02 âm lịch hằng năm (đúng như lịch trẩy hội chùa Hương ở Hà Tây) có hàng ngàn du khách rẽ đường, vượt dốc núi dài gần tới 4.000m để tới chùa Hương.

(Nguồn: Trung tâm Thông tin du lịch - Tổng cục Du lịch)

 

 

Ý kiến của bạn

Tiêu đề *
Email *
Nội dung
Mã bảo vệ *