Di tích lịch sử, văn hóa

Bãi đá cổ Sa Pa

Vị trí: Bãi đá cổ Sa Pa nằm trong thung lũng Mường Hoa, xã Hầu Thào, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, cách thị trấn Sa Pa khoảng 8km về phía đông nam.

Ðặc điểm: Đây là di sản của cư dân người Việt cổ, gồm những khối đá với các hình chạm khắc từ xa xưa, nằm rải rác trên những thửa ruộng bậc thang của người dân bản Pho.

Đây là một di tích bao gồm những tảng đá với nhiều lớp chạm khắc cổ nằm trong thung lũng Mường Hoa, rải rác xen giữa những thửa ruộng bậc thang của đồng bào dân tộc thiểu số ở đây, rộng 8 km2.

Di tích này đã được nghiên cứu lần đầu tiên vào năm 1925 gồm khoảng trên 200 hòn đá kích thước khác nhau, lớn nhất là Hòn Bố dài 15 m (45 ft), cao 6 m (18 ft). Các lớp chạm khắc trên đá gồm nhiều loại hình khác nhau, như tranh vẽ tả thực, hoa văn trang trí, trong đó đáng chú ý nhất là các hình vẽ người, nhà sàn và các dấu hiệu có thể là một hình thức phôi thai của chữ viết đến nay vẫn chưa giải mã được. Trong di tích bãi đá cổ này đáng chú ý nhất là tảng đá vợ, đá chồng, đàn hổ đá và tấm bia trên có khắc chữ mà theo truyền thuyết đó chính là những câu thần chú của nhóm thợ đá để tiêu diệt đaltàn hổ đến quấy phá dân làng. Còn tảng đá vợ, đá chồng nói về mối tình chung thủy của đôi trai gái vượt lên mọi gian nan, mong tìm được hạnh phúc, cho dù họ có bị hóa đá vẫn hướng về nhau, hai tảng đá như vẫn lần tìm đến nhau.

Khu di tích này đã được các nhà khảo cổ chứng minh có lâu đời và là một di sản của cư dân Việt cổ. Hiện nay, di tích này thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và altđang đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
(Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Lào Cai)

 

 

 


Ý kiến của bạn

Tiêu đề *
Email *
Nội dung
Mã bảo vệ *