Bảo tàng & Điểm đến khác

Bảo Tàng Cổ Vật Điện Long An

Bảo Tàng Cổ Vật Điện Long An: Bảo tàng chiếm diện tích 6.330m². Bao gồm tòa nhà chính ở giữa và một số nhà kho, nhà ở cho nhân viên. Tòa nhà chính từng là Diên Long An trong cung Bảo Định, được xây dựng từ năm 1845 thời Thiệu Trị. Nơi đây là chốn vui chơi giải trí cho vua Thiệu Trị khi đi làm lễ Đình Điền hàng năm. Năm 1847, vua Thiệu Trị qua đời, nơi đây được dùng để thờ vua. Năm 1885, quân Pháp đóng quân ở đây nên vua Thành Thái cho dời việc thờ cúng về điện Phụng Tiên. Năm 1913, Hội Đô Thành Hiếu Cổ của người Pháp được thành lập. Nên năm 1923 bảo tàng Khải Định được đổi tên thành Tàng Cổ Viện. Đến 1958, Tàng Cổ Viện được gọi là Bảo Tàng Huế. Sau ngày giải phóng 1975, có thể gọi là nhà trưng bày cổ vật hay Bảo Tàng Huế. Hiện nay có tên gọi là Bảo Tàng Mỹ Thuật Cung Đình Huế.

Đây là công trình kiến trúc bằng gỗ qúy với nghệ thuật cung điện độc đáo. Tòa nhà làm theo kiểu trùng thiền điệp ốc. Có tất cả 128 cột và cách trang trí nội ngoại thất cực kỳ phong phú. Trên tường gỗ của tòa nhà trang trí trên 1000 bài thơ văn chữ Hán và hàng trăm hình ảnh vật theo mô típ cổ điển với những nét chạm trổ tinh tế và khảm nổi bằng những vật liệu quý giá như gà, xương, xà gừ, đồi mồi. Đặc biệt nhất là có hai bài thơ của vua Thiệu Trị, mỗi bài thơ 56 chữ làm theo kiểu “ Hồi văn kiếm liên hoàn” sắp xếp theo hình bát quái, có thể đọc thành 64 bài thơ thất ngôn và ngũ ngôn khác nhau. Trước đây có hơn 10.000 hiện vật đựơc trưng bày. Hiện nay các cổ vật bị thất lạc, mất mác nhiều.
 
Tòa nhà này là tòa nhà kép gồm bộ mái của nhà trước và nhà sau liên kết nhau chặt chẽ. Cách này còn được gọi là chính doanh- tiền doanh, tiền điện- hậu điện. Nhà trước có 7 gian với 8 bộ, hai bên có 2 chái đơn. Nhà sau chỉ có 5 gian với 6 bộ, hai bên là 2 chái kép
Hai không gian của nhà trước và nhà sau nối liền với nhau bằng một không gian thứ ba tạo nên bởi một hệ thống vì kèo đặc biệt là trần vỏ cua năm giữa hàng cột cuối nhà trước và nhà sau. Bên trên trần uốn cong, mềm mại và hệ thống vì kèo xinh xăn là một hàng máng xối bằng đồng khá lớn hứng nước mưa từ mái nhà sau của nhà trước và mái trước của nhà sau chảy xuống dẫn ra hai đầu máng xối, thoát ra ngoài bằng hai đầu rồng há miệng.

Chung quanh tòa nhà là cửa bảng khoa lồng kính thu ánh sáng tự nhiên. Điện có nền cao để tránh lụt, mái làm thấp để tránh gió bão. Các nhà kiến trúc xưa đã khéo léo tạo ra ảo giác bề cao: cắt phần mái bao che chung quanh ra làm ba tầng, mà ở giữa là hàng cổ diêm để trang trí. Chuốt nhỏ các cột hiên đứng xuống mặt sân chứ không tựa lên nền. Trang trí hình lưỡng long tranh châu và hình hồi long ở hai đầu trong tư thế như muốn bay lên không trung. Mái ở đây thẳng không cong lên như đình chùa ở miền Bắc. Từ đó đến bờ Quyết Điên người ta trang trí hình tứ linh. Trên sân, dưới mái hiên trước tòa có trưng bày khoảng 20 hiện vật bằng đá và kim loại, gồm bia đá, súng thần công, tượng quan, vác đồng, chuông đồng. Nội thất có chừng 300 hiện vật được trưng bày thành 6 khu:

• Các tủ kính ở tiền doanh chứa các hiện vật bằng vàng, bạc , nhọc ngà, pháp lam, sành sứ. Hai bên dựng hai bức trấn phong làm bằng mây dưới thời Tự Đức, đan nổi những danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở miền Bắc và miền Trung. • Chính doanh gian giữa trưng bày hiện vật ngày xưa trang hoàng ở thành nội: quả cầu bằng gỗ chạm lộng sơn son thiếp vàng, tượng trưng cho vương quyền, bức cảnh dựng hình tròn bằng đá quý thời Minh Mạng, cắp độc bình bằng gỗ khảm thời Tự Đức, phích nước của Hoàng Thái Hậu Từ Dũ, mấy bộ áo, đôi giày của vua và hoàng hậu.
• Gian thứ bên trái trưng bày vũ khí bằng bạc, đồng, sắt, tủ kính có sách bằng gấm, đồng thời Gia Long có cả sách bằng vàng.
• Hai bên kế tiếp ở hai bên phải là đồ khảm chạm như bàn ghế, sập gu, tủ, trấn phong, các đầu hồ — một trò chơi cùa vua quan ngày trước.
• Gian thứ nhất bên trái, ở phần giữa có các khí mảnh đồng dùng trong sinh hoạt gia đình như bộ chông khánh thời Thiệu Trị, độc bình khảm tam khí, bộ lư tam sự, hỏa lò, cặp chân đèn lồng rất lớn thời Khải Định, dụng cụ đong lúa thời Minh Mạng.
• Hai gian kế tiếp còn lại là đồ gỗ sơn son thếp vàng như ngai vàng thế tử, án thơ, bàn ghế, kiệu vua, long sàn, trấn phong, một bộ đồng khánh bằng đá để cử nhạc khi tế lễ ở Đàn Nam Giao.

Ngoài những hiện vật được trưng bày, bảo tàng còn có hàng ngàn đồ sứ men lam. Đồ sứ men lam là đồ sứ làm bằng đất nung do triều đình Huế đặt làm ở các lò gốm bên Trung Quốc, sản xuất theo mẫu, kích cỡ và sở thích của vua và hoàng hậu, hoàng tử, quan lại….

Điều đáng lưu ý là bảo tàng còn giữ hơn 80 hiện vật Chàm sưu tầm được tại Quảng Trị, Huế và mang ra từ Trà Kiệu sau những cuộc khai quật khảo cổ học năm 1927.

Tóm lại các hiện vật được trưng bày chủ yếu là: Bộ (chiên) biên chung dùng để tế giao(1846), hộc, đấu là những đơn vị đo lường lúa gạo. Súng tiểu thương (TK XVII- XIX), đồ tư khí bằng đồng, áo vua, án thư của vua Tự Đức, long sàn, sập gụ, đầu hồ, bình phong, quả cầu chạm cửu long, châu sứ, bộ dung cụ uống rượu hình lồng đèn, ấm chén bằng ngà voi của vua Đồng Khánh (1885 —1889), gương soi bằng đồng, bàn ủi bằng đồng, lò đồng, va múc, bài thơ liên hòan gồm 64 bài thơ, áo, ủng, hài của vua và hoàng hậu, bát bửu binh khí, biểu thị uy vệ của vua Chúa, đồ pháp lam….

Vé vào bảo tàng 2USD/một khách.

Khi tham quan bảo tàng xong, ta hiểu được phần nào đời sống và sinh hoạt trong cung đình nhà Nguyễn, cũng như có thể ghi nhận tài năng khéo léo, óc sáng tạo của các nghệ nhân Việt Nam thời bấy giờ.

(Nguồn: saigontoserco.com)

Ý kiến của bạn

Tiêu đề *
Email *
Nội dung
Mã bảo vệ *