Ẩm thực Việt Nam

Phá lấu Sài Gòn

Phá lấu môt món ăn bình dị nhưng lại có một sức cuốn hút kỳ lạ với dân sài thành.Hầu như là trước cổng trường, từ tiểu học cho đến các trường Đại học, cũng có một vai hàng phá lấu. Và đặc biệt là thực khách của món ăn là đủ mọi lứa tuổi mọi thành phần .

Theo dòng lịch sử của món phá lấu có mặt tại Sài Gòn vào độ khoảng những năm 70. . Hàng quán bao gồm có mấy nồi phá lấu lòng heo, lòng gà, lòng vịt… Ở thời điểm này mỗi miếng lòng riêng lẻ được ghim sẵn một cây tăm, ăn bao nhiêu đếm tăm tính tiền bấy nhiêu. Ăn phá lấu kiểu này là ăn kiểng, ăn làm duyên chỉ phần lớn thu hút bạn trẻ “teen” ngấm nghía tập trung thường xuyên đến mỗi khi hết một ngày học. Còn những loại phá lấu heo thì được bán tại các quầy vịt quay, heo quay và thường thì được khách mua đem về nhà ăn là chính. Món lấu chỉ dùng cây xiên từng miếng mình cảm giác ăn thế mới đúng gu và rất ngon chỉ có ở hàng quán lề đường hoặc trong “quán” thì mức độ lịch sự hơn dùng đũa – nĩa – hay muỗng…

Món phá lấu được làm từ “lòng bò” vì khá rẻ cũng vừa túi tiền cho giới tuổi học trò. Người bán chọn làm món “phá lấu” với đủ loại và kỹ lưỡng như: phèo, tổ ong, trái khế, lá mía, thịt dày… Khi chén phá lấu nóng hổi được bưng ra bàn. Mùi nước dừa, mùi thịt thơm lạ lùng, cũng là lúc bắt đầu cuộc luận bàn về những khúc biến tấu phá lấu. Mà thích ăn lòng thì cũng nhiều loại lắm, người thích tim, cật; kẻ thích gan, phèo; người ghiền bao tử, lưỡi; cũng có người chết mê chết mệt món phá lấu sách bò. Xiên miếng tổ ong đang ngập trong nước phá lấu bốc khói, chấm vào chén nước me chua chua – ngọt ngọt – cay cay, hòa quyện vào nhau thật đậm đà. Miếng lòng giòn sừn sựt nhai thiệt đã, chấm thêm miếng bánh mì, vị béo đậm của nước phá lấu thấm bánh mì như tiếp sức cho miếng lòng càng thấm thía. Đôi khi chủ quán cắt từng nhỏ ra chén và dùng cùng cây xiên tre nhọn từng miếng một…

Nguồn: website Sinhviendulich

Ý kiến của bạn

Tiêu đề *
Email *
Nội dung
Mã bảo vệ *