Ẩm thực Việt Nam

Cốm ngò của người Hoa – Tp HCM

Đến hẹn lại lên, từ những ngày đầu năm mới, các tiểu thương người Hoa ở TP.HCM lại đến Bình Dương giới thiệu với khách hành hương trong và ngoài tỉnh hương vị các loại bánh truyền thống khá độc đáo của người Hoa.

Trước nhất là loại bánh cốm ngò: Chữ ngò trong cốm chính là do cách trang trí, để vài lá ngò tươi xanh nổi bật lên nền cốm vàng sậm, vừa tạo màu sắc vừa có thêm hương vị cho cốm.

Ông Lục Hưng, chủ cơ sở cốm ngò Thiên Hưng khá nổi tiếng ở quận 6, TP.HCM cho biết, ông nội anh là người Hoa sang Việt Nam mấy mươi năm về trước. Nghề làm cốm ngò cũng đã gắn bó với gia đình ông đã 50 năm.

Nguyên liệu làm cốm ngò khá đơn giản: chỉ là bột mì, đường mạch nha, nhưng từng cơ sở có cách chế biến tạo ra sắc thái hương vị riêng. Với Thiên Hưng, phương châm của anh là tạo ra khẩu vị ngọt vừa, béo mà không ngán, ăn một lần thấy nhớ muốn ăn thêm. Trong cuộc sống hiện đại, văn hoá và nhu cầu thưởng thức cốm ngò cũng có ít nhiều thay đổi Cốm ngò Thiên Hưng được bổ sung thêm các thành phần vitamin như cốm ngò sữa và thơm, dâu tây, sầu riêng...để tạo hương vị có mùi thơm ngon rất đặc trưng.

Thời gian chế biến cốm ngò chỉ khoảng 30 phút nhưng các nguyên liệu như dầu ăn, cách ngào đường là yếu tố quyết định sự độc đáo giòn tan, thơm lâu của món cốm ngò.

Ngoài món cốm ngò, món bánh trái lựu, bánh tổ, bánh xếp,bánh quai vạt, chả giò... (chay mặn đều dùng được) còn có một ý nghĩa vị trí đặc biệt trong dịp Tết và rằm tháng Giêng của người Trung Quốc. Trong mâm quả cúng trời đất, chư phật truyền thống không bao giờ thiếu món bánh tổ.

Vào những ngày Tết cổ truyền, các thành viên trong gia đình người Hoa có truyền thống vui vầy sum họp, cùng ăn cỗ đầu năm. Chiếc bánh tổ ngày nay được chế biến theo nhiều kiểu, nhiều cách nhưng vẫn mang một ý nghĩa chung là cầu cho một năm mới thịnh vượng hơn. Vị ngọt của bánh tượng trưng cho một cuộc sống sung túc, thịnh vượng, tiến bộ luôn đi lên, hình tròn thể hiện sự đoàn viên trong gia đình, lúc nào cũng sẽ luôn kết dính, gắn bó với nhau bền vững.  Bánh trái lựu, bánh xếp... ngụ ý mong muốn vận mệnh trong năm mới sẽ được tốt lành.

Dù được làm với nhiều kích cỡ, hình dạng hay tên gọi khác nhau, nhưng những biểu tượng và ý nghĩa của các loại bánh này vẫn mang một ý nghĩa chung là cầu chúc cho một năm mới tiến bộ, sung túc, an lành.

Nguồn: Báo Bình Dương

Ý kiến của bạn

Tiêu đề *
Email *
Nội dung
Mã bảo vệ *